AN TOÀN THỰC PHẨM
Nhiều người do không có thời gian hoặc do hoàn cảnh bất đắc dĩ nên không nấu cơm ở nhà mà chọn những quán thức ăn bên vỉa hè vừa không tốn thời gian lại rẻ phù hợp với túi tiền. Vì thế các hàng quán vỉa hè, gánh hàng rong mọc lên như nấm và tập trung chủ yếu ở những nơi dân cư lao động đông đúc. Thế nhưng, những thức ăn đường phố đó có được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không?
Thức ăn đường phố - tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thức ăn đường phố là loại hình dịch vụ khó kiểm soát nhất về ATVSTP do phần lớn những người bán hàng thường xuyên di chuyển địa điểm, nhiều người kinh doanh theo thời vụ và đa phần không có được những kiến thức đầy đủ về ATVSTP. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay thì TĂĐP còn tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, TĂĐP thường được chứa đựng trên các vật dụng dễ di động như mâm, rổ, rá… bày bán bên đường, gánh hàng rong, trong làn bụi và được che đậy một cách sơ sài, không có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm và bảo quản thức ăn dư thừa, bát đĩa khi khách ăn xong chỉ được rửa sơ qua do không có đủ nước, không gian buôn bán không đảm bảo vệ sinh môi trường, nguyên liệu chế biến không có nguồn gốc rõ ràng…
Để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng không nên mua và ăn thức ăn đường phố ở các địa điểm sau:
1. Địa điểm bày bán không sạch sẽ, quá chật hẹp, ẩm thấp. Vì những địa điểm này thường chứa nhiều bụi bẩn và là nơi cư trú của nhiều côn trùng, ruồi nhặng, vi sinh vật gây bệnh làm thức ăn đường phố dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Các quán bán hàng quá gần nơi có rác thải, bùn lầy, cống rãnh ứ đọng. Vì rác thải, nước thải là nguồn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh làm ô nhiễm môi trường xung quanh và dễ lây nhiễm vào thức ăn đồ uống.
3. Các loại thực phẩm không che đậy kín hoặc không được đựng trong các lọ có nắp đậy. Vì thực phẩm không được che đậy kín dễ bị ô nhiễm bụi, bẩn, khói xe, vi sinh vật có hại, côn trùng...gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
4. Thực phẩm chiên, rán có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cao trong các chảo dầu mỡ có màu sắc quá đen cũng không nên ăn. Các loại thức ăn này khi rán trong mỡ dầu ở nhiệt độ cao, rán đi rán lại nhiều lần khiến màu sắc của dầu mỡ bị chuyển sang màu đen sẫm và chứa các chất độc hại, nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng.
3. Người chế biến, phục vụ của quán bán thức ăn đường phố mặc trang phục không sạch sẽ; hắt hơi, xỉ mũi gần thực phẩm hoặc các dụng cụ chế biến chứa thực phẩm; dùng bàn tay trực tiếp bốc thức ăn mà không đeo bao tay hợp vệ sinh. Vì người chế biến và phục vụ có thể lây truyền vi sinh vật gây bệnh trên người thông qua bụi bẩn từ quần áo, nước bọt, dịch tiết...sang thực phẩm, dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm.
Người tiêu dùng nên chọn mua thức ăn đường phố ở nơi bán có địa chỉ tin cậy. Nơi người kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng như tuân thủ đúng các quy định an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, bán thức ăn đường phố đảm bảo an toàn. Đối với các quán bán rong thức ăn đường phố, bạn nên chọn mua thức ăn đường phố tại quán có dụng cụ, lọ, hộp đảm bảo vệ sinh để chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống.
Giải pháp nào cho thức ăn đường phố?
- Ban chỉ đạo ATTP huyện cần thường xuyên tổ chức các lớp truyền thông về ATTP.
- Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng mở các lớp tập huấn kiến thức, thực hành đúng, chuẩn về ATTP cho các chủ cơ sở kinh doanh DVAU, TAĐP và vận động, hướng dẫn, khuyến khích nghiêm túc chấp hành Luật ATVSTP; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở để phát hiện các loại thực phẩm có sử dụng hàn the, phẩm màu hay hóa chất ngoài danh mục cho phép.
- Ban chỉ đạo ATTP yêu cầu các xã, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách những khu vực tập trung buôn bán thức ăn đường phố; để từng bước sắp xếp, chấn chỉnh và quản lý tốt hoạt động buôn bán này.